Điều thực sự khiến doanh nghiệp của bạn sụp đổ trong thời kỳ suy thoái kinh tế không nằm ở những yếu tố hay sự tác động từ ngoại cảnh. Nguyên nhân sâu xa nằm ở chính những sai lầm mà bạn thường dễ dàng bỏ qua khi điều hành doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Hiện tại là lúc chúng ta đang tắm trong ánh nắng rực rỡ của sự phục hồi kinh tế, hãy cùng đánh giá những gì chúng ta đã làm được, những sai lầm chúng ta đã phạm phải và cách chuẩn bị cho thời kỳ tăng trưởng bùng nổ tiếp theo. Bạn sẽ muốn tránh những vết xe đổ này hoặc nhanh chóng khắc phục chúng!
1. Tuyển dụng vội vàng
Hậu quả: Những người kém năng lực gây tốn kém thời gian và tiền bạc.
Khi bạn bị ngợp và làm việc quá sức, bạn sẽ rất dễ mắc phải các sai lầm trong việc tuyển dụng. Đó là lý do tại sao việc dựa vào các nhà thầu lại là một chính sách tuyệt vời. Hãy tham khảo các trang web như TaskRabbit, Assistant Match, hoặc Marketing Sherpa để được trợ giúp về quản lý, kế toán, tiếp thị trực tuyến và các lĩnh vực khác. Mức giá có thể thấp một cách đáng ngạc nhiên. Hãy xây dựng một đội ngũ nòng cốt và tuyển dụng thêm nhân sự cho các giai đoạn khó khăn, có nhiều việc hơn. Hãy để các thành viên làm việc theo hợp đồng thời vụ trước, khi họ đã hòa nhập tốt với tập thể của bạn và chia sẻ các giá trị của bạn, hãy thu nhận họ làm nhân sự cố định.
2. Không xem xét lợi nhuận của bạn
Hậu quả: Áp lực tài chính do phải chống đỡ các sản phẩm, các bộ phận và những khoản tính toán yếu kém.
Đôi khi bạn có thể tìm được cách vượt ra khỏi tình trạng suy thoái, nhưng lúc nào bạn cũng cần tổ chức hợp lý các chi phí và điều chỉnh chiến lược tài chính của mình. Gần đây, một trong những khách hàng của chúng tôi đã thuê ngoài một bộ phận trong công ty họ. Bộ phận đó không đem lại lợi nhuận và các bộ phận khác đang phải hỗ trợ bộ phận đó về mặt tài chính. Và cuối cùng họ vẫn phải đưa ra quyết định khó khăn là sa thải cả nhóm đó. Dù vậy việc đó vẫn phải xảy ra vì sức khỏe của cả công ty. Bộ phận được thuê bên ngoài đó đã không tạo ra lợi nhuận tốt.
Một khách hàng khác của tôi đã tăng mức hoa hồng đối với việc bán các sản phẩm cho lợi nhuận cao hơn. Chúng tôi đã vạch ra một kế hoạch thuyết phục và đội ngũ bán hàng giờ tập trung vào các sản phẩm đem lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty và tốt nhất cho khách hàng.
3. Theo đuổi tất cả các vụ bán hàng
Hậu quả: Lãng phí thời gian vào “các khách hàng tiềm năng” sẽ không trở thành khách hàng thực sự.
CEO của một công ty tư vấn gần đây đã phàn nàn rằng cô đã theo đuổi một khách hàng tiềm năng quan trọng trong suốt 4 tháng. Những 4 tháng! Cuối cùng cô đã mất hy vọng họ có thể trở thành khách hàng. Khi được hỏi cô có quy trình loại trừ không, cô đã ngập ngừng. Hãy tạo ra một quy trình loại trừ những đối tượng không phù hợp, để bạn chỉ dành thời gian cho những khách hàng tiềm năng thực sự. Trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, bạn cần tập trung năng lượng vào dòng doanh thu có hiệu suất cao.
4. Bỏ qua kế hoạch 6 tháng
Hậu quả: Phải dùng chiến lược dự phòng và hoàn thành được rất ít công việc.
Tốt hơn là bạn hãy vạch ra kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo và nếu xuất hiện một công việc mới, hãy hoán đổi nó với một đầu việc có độ phức tạp tương đương đã có trong kế hoạch của bạn. Các nhà lãnh đạo có thể là những người tạo ra vô số ý tưởng. Với một bản kế hoạch 6 tháng, bạn sẽ có thể vạch ra các công việc trong tương lai ngay lập tức, đồng thời có thể dự đoán được và khéo léo tránh sự mất tập trung đem lại những kết quả nghèo nàn.
Hãy cân nhắc những hiểm họa mà công ty có thể gặp phải với kế hoạch hai đầy khó nhọc. Mỗi lần ông CEO đồng bóng rời khỏi một cuộc họp, ông ta lại có ý tưởng mới. Đó có phải là những ý tưởng tốt không? Thường là như vậy. Nhưng ông ta đã vắt kiệt năng lượng dự trữ của các nhân viên. Họ có thể đảm nhiệm một dự án mới nhưng tất cả các phần việc chính có thể bị loại bỏ hoặc trì hoãn và chẳng ai vui vẻ cả.
Cuối cùng, bạn cần một người nắm giữ kế hoạch 6 tháng này, nếu bạn muốn vận hành công ty hiệu quả. Đây là người sẽ đảm bảo các công việc mới hoặc sẽ được sắp xếp sau hoặc sẽ thay thế các công việc hiện tại có quy mô tương đương. Người đó sẽ luôn thấy được bức tranh lớn, giải quyết những chi tiết nhỏ và đảm bảo các kết quả thực sự của từng bước đi trong quá trình đều quan trọng.
Thêm nữa, khi CEO đặt ra kế hoạch 6 tháng, nhân viên của ông ta sẽ vui hơn, ít công việc bị loại bỏ và doanh số sẽ tăng đáng kể.
Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm trong kinh doanh. Vấn đề là cần sửa chữa ngay. Tìm ra lỗi và hành động để sửa sai ngay. Ngay lúc này bạn đang gặp những khó khăn nào? Tôi có bỏ sót sai lầm nào không?
Theo hoclamgiau/ INC