Nghệ thuật làm chủ buổi phỏng vấn xin việc

Nếu người phỏng vấn không hỏi những câu hỏi đúng, hãy sử dụng các chiến lược sau đây để làm chủ cuộc phỏng vấn là làm cho bản thân bạn tỏa sáng!

Ảnh minh họa

Trong cuộc phỏng vấn, những câu hỏi ngoài lề nhiều khi sẽ làm bạn bối rối và mất điểm trầm trọng. Trong những tình huống đó, bạn phải làm gì? Sau đây xin tư vấn cho bạn cách giúp bạn tự tin trả lời những câu hỏi đó, nêu bật những ưu điểm của mình và “ ghi điểm” với các nhà tuyển dụng.

Dẫn dắt cuộc phỏng vấn
Hướng sự quan tâm của các nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh của bạn bằng cách lái nhà tuyển dụng nói về CV của bạn hay những vấn đề liên quan đến công việc mà bạn có thể làm tốt hoặc đưa ra những câu hỏi về công việc sắp tới.

Mẹo nhỏ này rất hữu ích, đặc biệt là khi nhà tuyển dụng không đưa ra những câu hỏi có thể giúp bạn nói về những ưu điểm của mình. Bạn có thể đưa ra một câu hỏi liên quan đến công việc,lắng nghe lời giải đáp của nhà tuyển dụng và chỉ ra những ưu điểm hay những thành tích mà bạn đã đạt được nó phù hợp thế nào với công việc. Bạn có thể đặt những câu hỏi như: “Có phải công việc này đòi hỏi phải có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn? Đó cũng là nhiệm vụ chính trong công việc trước kia của tôi và tôi có khả năng ….(kể các khả năng của bạn ra ở đây)”

Câu hỏi này cho phép bạn nhấn mạnh rằng bạn là người phù hợp với công việc: mình chính là mẫu người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng và hơn thế nữa còn vượt quá kì vọng của nhà tuyển dụng như thế nào.

Phỏng vấn nhà tuyển dụng
Cuộc phỏng vấn cũng chính là cơ hội để bạn quyết định xem công việc này có phù hợp với mong muốn của mình hay không. Đừng đợi đến cuối cuộc phỏng vấn mới đưa ra câu hỏi nếu như bạn thấy người tuyển dụng không có vẻ tự tin, vững chãi. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi như “ tại sao anh/ chị lại thích làm việc ở đây?” Khi đặt ra câu hỏi này, do yếu tố bất ngờ nên bạn sẽ nhận được câu trả lời trung thực, giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc ở đó.

Nghe phản hồi
Kết quả buổi phỏng vấn phụ thuộc vào khả năng liên kết các vấn đề của bạn trong các câu hỏi của nhà tuyển dụng: khả năng nhấn mạnh ưu điểm, những kỹ năng phù hợp với công việc và sự phù hợp của bạn với vị trí đang tuyển dụng. Kiểm tra phản hồi về các câu trả lời của bạn, hay kiểm tra xem mình đã trả lời đúng trọng tâm và đầy đủ câu hỏi chưa sẽ tạo điều kiện cho bạn có được thêm thông tin để bạn có phương hướng hành động hay tiếp tục thể hiện mặt mạnh của mình cho nhà tuyển dụng biết. Khi đó bạn lại có cơ hội để tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình.

Lắng nghe phản hồi từ nhà tuyển dụng cũng cho phép bạn có thể phán đoán kết quả cuộc phỏng vấn và là cơ hội để bạn giải quyết những vấn để mà nhà tuyển dụng nêu ra. Đặc biệt bạn nên hỏi xem nhà tuyển dụng có hài lòng với câu trả lời của mình về một vấn đề đó không (ví dụ : tại sao bạn bỏ công việc trước đây) trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

Trong cuốn Live Q&A on How to succeed at interview, Michael Buchan đã nói:
“Lắng nghe phản hồi của nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để bạn đánh đúng vào vấn đề trọng tâm mà nhà tuyển dụng yêu cần, tránh tình trạng dài dòng văn tự”

Ngắt lời một cách lịch sự

Khi nhận được những câu hỏi lan man, bạn nên lịch sự ngắt lời người phỏng vấn tuyển dụng, sau đó dựa vào một số chỉ dẫn mà bạn rút ra được từ phía người phỏng vấn để nói về một vấn đề quan trọng và liên quan đến mục đích chính của cuộc phỏng vấn.

Cũng trong cuốn Q & A, Denise Taylor khuyên: “ Khi nhận được những câu hỏi ngoài lề, bạn không nên đưa ra những lời nhận xét đồng tình hay có những cử chỉ khuyến khích nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng nghỉ lấy hơi, bạn nên thẳng thắn nói “ Tôi có một số ý kiến về vấn đề anh/ chị đang nói” và sau đó, bạn tiếp tục nói để hướng nhà tuyển dụng vào những vấn đề trọng tâm. Ngoài ra bạn cũng có thể bỏ qua một số dấu hiệu muốn quay trở lại đề tài lúc trước của nhà tuyển dụng tuy nhiên bạn vẫn cần phải lịch sự.

Trả lời những câu hỏi bất ngờ một cách bình tĩnh
Từ chối trả lời những câu hỏi bất ngờ (tình trạng hôn nhân, kế hoạch nuôi con) sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng và có thể bị đánh giá khó tính hay không hòa đồng. Thay vì thế, bạn hãy khéo léo nói về vấn đề về công việc liên quan đến nội dung câu hỏi đó (bạn có thể làm gì để làm việc ngoài giờ hay đi công tác). Như vậy bạn vừa tránh trả lời câu hỏi lan man vừa nhấn mạnh được sự phù hợp của bạn với công việc.

Alec Grimsley gợi ý bạn nên xin một chút thời gian để suy nghĩ. “ Khi được hỏi những câu như vậy, bạn sẽ rơi vào tình trạng phân vân giữa việc trả lời câu hỏi đó để không làm mất lòng người phỏng vấn và việc cho rằng đó là câu hỏi không phù hợp. Lúc đó bạn nên đề nghị nhà tuyển dụng nói rõ hơn về câu hỏi để bạn có thể có thời gian suy nghĩ câu trả lời phù hợp nhất.

Nhiều khi nhà tuyển dung sẽ đưa ra những câu hỏi rất hóc búa. Chẳng hạn như: “ Nếu được chọn, bạn muốn trở thành con vật gì?” Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang quan tâm đến tính cách của bạn, vì vậy, bạn hãy bình tĩnh và đưa ra câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng, cho họ thấy bạn có tính cách phù hợp với công việc, với công ty đó.

Kiểm soát không khí buổi phỏng vấn

Nếu người phỏng vấn bạn đến muộn hoặc tỏ ra chưa hề xem qua CV của bạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Trong tình huống này bạn nên tránh tỏ ra mất bình tĩnh với nhà tuyển dụng để xây dựng một hình ảnh đẹp, một “đồng nghiệp” lý tưởng trong mắt nhà tuyển dụng Vì vậy khi đi phỏng vấn, bạn nên mang theo một bản CV để dự phòng, sau đó bạn có thể nói về những kỹ năng và những thành tích mà bạn đã đạt được để buổi phỏng vấn diễn ra một cách thoải mái.

BÍ QUYẾT CHO BUỔI PHỎNG VÂN THÀNH CÔNG

Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng không chỉ là việc bắt tay hay nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bạn cũng cần phải chuẩn bị kỹ càng:

CV của bạn trước hết phải có đủ các tiêu chí đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là làm sao bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn và bạn chính là người họ đang tìm kiếm?

Rebecca Corfield, tác giả cuốn “ Nghệ thuật phỏng vấn” khuyên: “ Nếu bạn được mời đến phỏng vấn, có nghĩa là bạn đã có cơ hội nhận được công việc đó. Thậm chí nếu bạn không nhận được công việc đó, bạn cũng có thể bày tỏ những khả năng của mình- một ứng cử viên ấn tượng cho lần tuyển dụng sau này. Vì vậy bạn không nên bỏ qua phần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để tự tạo ra những cơ hội tốt nhất:

NÊN
• Chuẩn bị các câu trả lời: Bạn muốn nói gì về mình? Bạn sẽ trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng ra sao? “ Nếu bạn muốn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp cho công việc thì điều đầu tiên, rõ ràng là bạn nên tự mình trả lời tại sao bạn phù hợp với việc đó”(James Inner, tác giả cuốn Interview Book)
• Cấu trúc câu trả lời một cách rõ ràng. Mỗi câu trả lời của bạn nên có ý rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể theo sát ý của bạn. Bạn nên sử dụng những ví dụ thực tiễn ( kinh nghiệm làm việc) để củng cố câu trả lời của mình.
• Vượt qua chính mình. Khi đi phỏng vấn, bạn thường hồi hộp, lo lắng, vì vậy hãy cố gắng vượt qua cảm giác đó. Kiểm soát tâm trạng mình không khó như bạn nghĩ, hãy đứng thẳng người, hít thật sâu và tập trung trả lời câu hỏi một cách tự tin.
• Đặt câu hỏi. Các nhà tuyển dụng thường cho bạn cơ hội để đưa ra câu hỏi. Hãy tận dụng cơ hội này để củng cố sự quan tâm và nhiệt huyết của bạn với công việc. “Nếu không, người ta sẽ đánh giá bạn là người thụ động và không có động cơ” (Innes).
KHÔNG NÊN
• Tập trung vào bản thân. Nhà tuyển dụng không quan tâm công việc này sẽ giúp cho sự nghiệp của bạn. Hãy nói bạn có thể làm gì cho công việc này, kết quả như thế nào, những kiến thức của bạn có thể dùng trong công việc, cho họ thấy bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong công việc.
• Chỉ trích người khác. Chỉ trích sếp hay đồng nghiệp cũ của bạn là một trong những sai lầm lớn nhất trong cuộc phỏng vấn và sẽ khiến bạn không nhận được công việc đó cho dù nhận xét đó của bạn đúng hay sai..
• Đề cập đến lương quá sớm. Tốt nhất là bạn nên tránh đặt những câu hỏi về vấn đề lương hay chế độ nghỉ phép trừ phi nhà tuyển dụng nêu ra. “ Quá chú trọng vào những gì bạn có thể mong mỏi được từ phía nhà tuyển dụng, mà không chú trọng vào những gì bạn có khả năng cống hiến – không bao giờ là một ý tưởng hay” (Innes).