Bí quyết nâng cao khả năng giao tiếp

Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà chúng ta cần học hỏi. Trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ, bạn cần chú ý: 



Ảnh minh họa

Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá…
Khi nói chuyện nên tập chung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện. 
Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
Trong khi giao tiếp nên tránh “thao thao bất tuyệt” mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời. 
Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này nên lắng nghe chứ không nên “nói bừa”, nghĩa là phải đảm bảo sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình. 
Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác.
nâng cao khả năng giao tiếp
Ngoài ra người Việt Nam chúng ta theo truyền thống Cha Ông để lại luôn quan niệm vai vế (lớn, nhỏ) trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Khi trong gia đình Ông Bà, Cha Mẹ là người mà chúng ta kính trọng, luôn luôn nghe và làm theo mọi ý kiến mà chúng ta cho là đúng, ngoài xã hội khi đi đường hoặc giao tiếp chảo hỏi với người lớn tuổi thì người Việt Nam luôn có những cách xưng hô để phân biệt vai vế, những cách xưng hô đó còn nói lên sự kính trọng của chúng ta đối với họ.
Ngoài ra trong sự phân biệt đó cũng có không ít khó khăn trong công việc, gây nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp và làm việc với khách hàng lớn tuổi, khi người có tuổi giao tiếp với chúng ta họ thường có tính coi thường người trẻ, và đưa ra những lời nói mang tính chất “phủ đầu” , mục đích để xem tài ăn nói của bạn có được lưu loát, nhạy bén để thấy được sự việc đó mà chúng ta kịp thời xử lý! và đánh giá năng lực giao tiếp của bạn thôi, Khi gặp trường hợp đó bạn nên trao đổi xoáy vào công việc mình đang làm để họ đánh giá được tuổi trẻ ngày nay cũng năng động, hiểu biết rộng.
Đề là trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Không có ai là người hoàn toàn xấu cả.
Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu..
Ngoài ra trong xã hội không phải bất kỳ ai cũng có một cách ứng xử giao tiếp tốt, trong đó vẫn còn những thành phần giới trẻ mang tính chất rụt rè, e ngại thường bị động và hay lúng túng trong sự việc có thể bạn đang mất 2 điều sau:
– Tư duy chưa chính chắn!
– Kinh nghiệm logic không có!
Để kết quả của việc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta cần nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần phải chú ý đến một số điểm sau: 
Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. 
Khi giao tiếp, điều không thể thiếu được đó là sự tự tin, tự tin về bản thân và tự tin về lời nói của mình. Đừng nên tỏ ra quá rụt dè, thiếu tự tin…Điều đó không có lợi cho việc giao tiếp của bạn. 
Nếu có cuộc gặp mặt hay một cuộc hẹn trước với một ai đó thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và có thể chuẩn bị trước chủ đề mà bạn sẽ trao đổi. Như vậy sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, chủ động trong lần giao tiếp đó. 
Một yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của bạn – đó là trang phục. Bạn nên chú ý đến cách ăn mặc của mình, không nên ăn mặc quá kệch cỡm.