Giữ người muốn nhảy việc

Không có ngân quỹ dồi dào cho việc tăng lương, vậy làm thế nào để các doanh nghiệp giữ chân nhân tài. 

Ảnh minh họa

Đôi khi lương là nguyên nhân chủ yếu khiến một nhân viên rời bỏ vị trí hiện tại để tìm một bến đỗ mới. Thế nhưng hầu hết các nhân viên của một công ty gắn bó lâu dài với nơi làm việc không chỉ vì tiền. Họ sẵn sàng từ chối mức lương hấp dẫn để gắn bó với chỗ làm hiện tại nếu như họ được thoả mãn các nhu cầu như: môi trường làm việc tốt, thách thức và thăng tiến trong công việc, những khoản phụ cấp, phúc lợi hay những chuyến đi nghỉ cùng Cty… 
Trong những trường hợp nhân viên hài lòng với môi trường làm việc tại Cty, nhưng khi họ phát hiện ra rằng mức lương họ được trả thấp hơn so với công sức bỏ ra, họ sẽ cảm thấy khó chịu và có suy nghĩ đến việc rời bỏ Cty. Thu nhập là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động vì thế những công ty muốn phát triển và giữ được đội ngũ nhân viên của mình luôn phải xem đây là việc không thể sao nhãng. 
Trước khi tăng quỹ lương, phúc lợi hay họat động xã hội của Cty, bạn nên dành thời gian thu thập thông tin và xem xét kĩ mối quan hệ của nhân viên với các thành viên trong Cty. Tìm ra bất đồng và những gì họ không vừa ý với môi trường làm việc. Nếu bạn không làm được điều đó, bạn sẽ tiêu tốn thời gian, tiền bạc một cách vô ích mà không giả quyết thấu đáo được vấn đề. Sau đây là một vài phương thức thu thập thông tin hiệu quả đã được áp dụng nhiều năm qua: 

Tìm lý do nhân viên bỏ đi 
Tìm ra những điều làm nhân viên của bạn chấp nhận rời bỏ công việc hiện tại. 
Có rất nhiều câu hỏi hữu ích mà nhờ đó bạn thu thập được những thông tin quan trọng. Một trong những câu hỏi được rất hữu hiệu là “Hãy cho tôi biết 3 điều bạn sẽ thay đổi ở công ty nếu bạn là nhà quản lý?”. Một câu hỏi phổ biến khác là “Nếu công ty có sự thay đổi, bạn sẽ vẫn quyết định rời bỏ vị trí hiện tại?” 
Một nhà quản lý chủ động lắng nghe sẽ thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích từ những cuộc phỏng vấn này. 

Khảo sát tâm tư 
Những cuộc khảo sát về tâm tư và nguyện vọng của nhân viên luôn cần thiết. Những nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp luôn biết các thức tốt nhất để tiến hành kháo sát nắm bắt tâm lý và tình hình của nhân viên. 
Tuy vậy, khảo sát luôn phải do người ngoài công ty đảm nhiệm. Nhân viên trong công ty luôn cảm thấy an toàn và thoải mái nếu các cuộc khảo sát được tiến hành bởi các chuyên gia bên ngoài công ty. Những cuộc khảo sát được tiến hành bởi các chuyên gia bên ngoài luôn nhận được những câu trả lời thẳng thắn từ nhân viên và có kết quả chính xác hơn. 

Lắng nghe và sẵn sàng điều chỉnh 
Xác định những điều nhân viên bạn cần được đáp ứng. Ngồi lại và bàn luận với họ về công ty, môi trường làm việc, các nhu cầu cá nhân của họ và tiếp thu những ý kiến, sáng kiến giúp công việc có hiệu quả hơn. 

Làm cho nhân viên thấy bạn quan tâm đến họ và đó là phương án hiệu quả để thuyết phục họ ở lại. 
Thế nhưng bạn phải hết sức cẩn trọng với những phương pháp này. Đừng bao giờ thực hiện những phương pháp trên nếu bạn không sẵn sàng lắng nghe người khác nói. Quan trọng hơn hết, nếu bạn không sẵn sàng điều chỉnh thì tốt nhất đừng nên hỏi về những thay đổi đó. Sự hào hứng và tin tưởng của nhân viên sẽ nhanh chóng lụi tàn nếu họ cảm thấy bạn không quan tâm đến điều họ nói. 
Những thông tin bạn thu thập được từ nhân viên sẽ giúp bạn đề ra mục tiêu và những phương án tốt nhất để giải quyết giải quyết những khó khăn và bất cập của Cty trong quản lý nhân sự.