Hiểm họa từ việc quản lý vi mô

Bạn có thể nghi ngờ về ý kiến cho rằng việc trở thành một nhà quản lý vi mô sẽ có hại cho tổ chức. Ở bề nổi, nếu lúc nào cũng kè kè giám sát công việc của nhân viên, xem họ có làm tốt hay không và hỗ trợ kịp thời khi cần đúng là một việc làm khôn ngoan. Hơn nữa, điều đó còn chứng tỏ sự quan tâm chu đáo của bạn. Vậy thì bạn sai ở đâu được nhỉ? 

Ảnh minh họa

Có đấy, thực tế, nếu bạn trở thành một nhà quản lý vi mô, có rất nhiều điều sai: 
Về cơ bản, quản lý vi mô là liên quan quá trực tiếp, sát sao vào những việc lẽ ra nên để nhân viên tự làm. Và làm điều này, nhiệm vụ của một nhà quản lý đúng là quản lý một cách cứng nhắc. Thông thường, công việc của một nhà quản lý liên quan đến việc kết hợp các dự án, giải quyết vấn đề, ứng xử với những nhà quản lý khác và phát triển mối quan hệ với khác hàng. Nhà quản lý phải đảm bảo rằng một khối lượng công việc chắc chắn được thực hiện và giám sát nhóm để giúp mọi người tiến hành công việc đó. 
Tuy nhiên, nếu một nhà quản lý mất quá nhiều thời gian vào việc quản lý vi mô, người đó sẽ không còn thời gian dành cho những nhiệm vụ quản lý khác. Khá đơn giản, nó sẽ làm hại cho công việc. Đây là một số mẹo cần nhớ khi bị cám dỗ bởi việc quản lý vi mô: 
– Luôn có nhiều hơn một cách làm đúng: Là một người giám sát, bạn cần chuẩn bị cho nhân viên của mình những điều kiện cần thiết để hoàn thành dự án thành công, và nói rõ ngay từ đầu về kết quả mà bạn mong đợi từ họ. 
Sau đó, bạn nên trở về vị trí của mình và để họ tiến hành phần việc mà họ đã được phân công theo cách mà họ thấy là phù hợp, cùng với các giải pháp của họ. 
Nhớ rằng nhân viên cần làm những việc này một cách chủ động, nhưng không nhất thiết cứ phải theo cách bạn sẽ làm. Điều này không có nghĩa là việc truyền đạt là không cần thiết – bạn vẫn cần xem xét dự án được tiến hành như thế nào, và kiểm tra xem liệu họ có gì thắc mắc cần hướng dẫn hay không. Nhưng nếu người đó cần tự do làm việc, hãy để họ tự học và tiến bộ. Kết quả cuối cùng là mở rộng công ty của bạn. 
Sẽ chẳng có cách nào để nhân viên có thể tiến bộ và tổ chức có thể phát triển nếu bạn luôn đứng kè kè sau họ và chứng tỏ rằng chỉ có cách của bạn mới là đúng. 
– Cần có sự tin cậy: Nhân viên của bạn phải tin rằng bạn tin tưởng họ sẽ làm việc tốt. Nhưng làm sao mà họ có thể tin được điều đó nếu bạn cứ suốt ngày nhòm qua vai họ, theo dõi họ sát sao? Nếu nhân viên cảm thấy họ chẳng có quyền ra quyết định nhỏ nào, họ sẽ cảm thấy thất vọng. Thêm vào đó, nhân viên sẽ thấy rằng họ không phải là người phải chịu trách nhiệm, và sẽ nhanh chóng cảm thấy chẳng muốn ra thêm quyết định nào nữa. 
– Nếu việc gì sai, hãy sửa. Nếu bạn có một nhân viên mà làm gì đó sai, có thể là lúc tìm người khác, người có thể làm đúng hoàn toàn. Nhưng đầu tiên, hãy xem xem liệu nhân viên đó đã được đào tạo đầy đủ những điều họ cần biết để hoàn thành công việc hay chưa. Hãy chắc chắn rằng bạn đã truyền đạt nhiệm vụ của công việc một cách rõ ràng. 
Cuối cùng, hãy nhớ rằng một số nhân viên lại muốn được quản lý vi mô. Tuy nhiên, ngay khi bạn đã tránh ra khỏi con đường họ đang đi, bạn có thể không còn là người quản lý của họ nữa, thì nhân viên của bạn cần nhớ tầm quan trọng của việc tự ra quyết định riêng. 
– Nhận thức được sự quá tải: Nếu bạn cứ khăng khăng can thiệp vào một dự án, bạn sẽ tạo ra sự thất vọng và cảm giác không được tin tưởng trong nhân viên, và nếu cứ suốt ngày nhòm ngó chi li vào công việc của họ, bạn cũng sẽ mệt mỏi. Thực tế, sự mệt mỏi sẽ dẫn đến suy nhược và hoàn toàn kiệt sức. Ở thời điểm này, bạn sẽ không quan tâm đến việc quản lý vi mô nữa. Nhưng tất nhiên, cũng tại thời điểm đó thì mọi chuyện đã quá muộn rồi. Đừng để mọi chuyện đến mức đó. 
Điều cần nhớ: Một nhà quản lý tốt là một người chuẩn bị, tin tưởng nhân viên và luôn nhớ rằng nhân viên là một phần của nhóm. Họ dẫn dắt bằng cách làm gương, không phải bằng cách làm hộ phần việc của người khác. Nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao nỗ lực của bạn và sẽ cảm thấy vui khi hoàn thành công việc nào đó. Và cũng nhờ đó, tổ chức của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.