Trong quân đội, mọi thứ không đơn thuần là bạn bắn súng tốt như thế nào, mà bạn còn phải biết xây dựng một tập thể cũng như nắm vững cách thức động viên và bố trí những tài năng khác nhau vào đúng các vị trí thích hợp nhất.
Ảnh minh họa
Mark Dave đã từng phục vụ trong quân ngũ nhiều năm. Giờ đây anh đã giải ngũ và trở thành một luật sư dân sự. Nhưng Dave vẫn như một sỹ quan quân đội bởi anh luôn điềm tĩnh và có phần khô cứng. Nhiều người rất màu mè trong khi Dave khá khắc kỷ.
Khi còn trong quân đội, Dave là một lính nhảy dù và anh đã bị gãy chấn thương cổ trong một lần nhảy dù. Dave kể về việc mình bị gãy cổ như thế nào thật say sưa và nghe không khác mấy so với việc các quý bà gãy móng chân khi đi những đôi giày cao gót hàng hiệu.
Tuy nhiên, xuất phát từ việc Dave trải qua nhiều trận đánh khác nhau trong quân đội và phải tuân lệnh rất nhiều người, điều anh rút ra được đó là bài học về nghệ thuật lãnh đạo bậc thầy của những vị sỹ quan như anh. Nhiều người ở bên ngoài có thể nghĩ rằng phong cách lãnh đạo trong quân đội là một phong cách của những lời la hét, quát tháo mọi người vào mọi lúc.
CHIẾN LƯỢC BA PHẦN
“Thực tế không đúng như những gì bạn nghĩ”, Dave cho biết, “Có rất ít những hành động như vậy, sự quát tháo ra lệnh”. Tại sao vậy? Phải chăng quân đội không phải là nơi trung tâm của sự lãnh đạo mệnh lệnh và quyền uy? Câu trả lời của Dave là không. Mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Dưới khói lửa bom đạn, mọi người phải tin tưởng bạn. Dave minh hoạ bằng một câu chuyện của mình.
Dave kể, một lần anh đang nói chuyện với một lính cấp dưới về mệnh lệnh liên quan tới hoạt động họ đang lên kế hoạch. Có một vài sỹ quan đứng gần đó, và Dave nói: “Vậy, đây là những gì tôi muốn anh thực hiện”. Người lính kia trả lời: “Không, thưa ông”. Anh ta không muốn làm như vậy.
Dave nhớ lại việc mình đứng ở đó với khá nhiều người đang chứng kiến tình huống. Đó quả là một khoảnh khắc tồi tệ. Sau đó Dave yêu cầu người lính này cùng đi với anh lên văn phòng. Dave nói: “Trung úy, anh đã làm một việc rất tốt. Chiến dịch này trông cậy cả vào anh”. (Đây là phần một)
Dave nói tiếp: “Tuy nhiên, không thể chấp nhận được với việc anh từ chối mệnh lệnh cấp trên, đặc biệt khi xung quanh có rất nhiều người. Tôi sẽ không chấp nhận việc này. Tôi hy vọng rằng anh sẽ tuân theo mệnh lệnh của cấp trên giao cho anh”. (Đây là phần hai).
Sau đó, Dave nói: “Anh là một thành viên quan trọng trong chiến dịch này. Anh có những phẩm chất tuyệt vời và tôi có sự tôn trọng lớn với anh. Tôi cần anh trong hàng ngũ”. (Đây là phần ba).
Điều này thật có một ý nghĩa hoàn hảo. Công nhận, cảm ơn, khen ngợi – đưa ra phản hồi nghiêm khắc – sau đó lại công nhận và khen ngợi nhiều hơn. Rõ ràng các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể học hỏi được rất nhiều từ phong cách lãnh đạo quân đội này.
Đã bao nhiêu lần bạn ngồi trong một cuộc họp và chứng kiến các sếp nóng tính bắt đầu xả lên đầu ai đó? Chắc chắn không mấy thích hợp chút nào. Nó sẽ phản tác dụng, không chỉ với người nhân viên hứng chịu mà ngay cả vị sếp kia nữa. Họ dường như đánh mất sự cống hiến và nhiệt thành của nhân viên đó.
THAY ĐỔI KHI CẦN THIẾT
Bất cứ ai trong quân ngũ cũng đều biết rằng quân đội không phải lúc nào cũng dễ chịu, hoà nhã và điềm tĩnh. Tuỳ thuộc vào vị trí nhiệm vụ của bạn và dưới quyền ai, mệnh lệnh lãnh đạo khá khác nhau. Và trong những tình huống mong manh giữa sự sống và cái chết, việc từ chối một mệnh lệnh thường dẫn tới những cơn nóng giận rất lớn và có lẽ là nhiều kết cục tệ hại hơn.
Thực tế có rất nhiều người trong nhiều lần khác nhau cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Dave. Bị bẽ mặt bởi cấp dưới là vấn đề nhỏ nếu so sánh với việc đảm bảo kết quả chung của cả tập thể. Nếu bạn bị bẽ mặt và cáu giận, bạn vẫn cần phải đủ điềm tĩnh để nói rằng: “Anh là một nhân viên tốt, và anh cần thay đổi như thế này… Anh là một phần không thể thiếu của tập thể”.
Quay trở lại với trường hợp của Dave, ở đây người lính cấp dưới được đánh giá trên các kỹ năng lãnh đạo thực thụ – chứ không phải thuật thiện xạ hay cách thức khéo léo nhảy dù ra khỏi máy bay. Ở ngoài kia có bao nhiêu công ty thực sự có được các kỹ năng lãnh đạo nghiêm túc như vậy?
LÃNH ĐẠO NGHIÊM TÚC
Chín trong số mười lần, những khích lệ, thăng tiến trong thế giới kinh doanh được dựa trên các kỹ năng chức năng của một ai đó theo một khuôn mẫu nhất định mang tính cố hữu. Chuyện gì xảy ra nếu phương trình này được thay đổi để những ai được khích lệ sẽ là những người dẫn dắt tập thể và thực hiện công việc thành công nhất? Nếu đúng như vậy, chúng ta sẽ chứng kiến ít hơn những sự sụp đổi theo kiểu Enron.
Lãnh đạo là một công việc vô cùng khó. Nó có tác động nhiều tới việc giữ chân và động viên các tài năng. Khi mà trong quân đội, các sỹ quan luôn đảm bảo một phong cách lãnh đạo nghiêm túc, thì cũng thật tuyệt vời khi mà các công ty và nhà quản lý kinh doanh áp dụng một khuôn mẫu lãnh đạo tương tự. Chắc chắn nhiều kết quả bất ngờ sẽ xuất hiện.