9 trong số 10 nhà quản lý trước khi trở thành “sếp” đã từng làm nhân viên trong một thời gian dài. Với họ, có lẽ quãng thời gian khó khăn nhất đó là thời kỳ quá độ từ vị trí nhân viên sang vị trí “sếp” đầy quyền lực nhưng cũng hoàn toàn mới lạ. Chắn chắn các nhà quản lý tương lai sẽ cần tới một vài chiến lược để dễ dàng vượt qua thời kỳ này.
Ảnh minh họa
Ròng rã 10 năm trời, Mark Bryan là nhân viên bán hàng cho một công ty bán lẻ có tiếng. Giờ đây, khi ở độ tuổi 38, Bryan quyết định bắt đầu bước chân vào thế giới các nhà quản lý doanh nghiệp, và những nếp nhăn trên trán của Bryan cũng đang phát triển nhanh hơn cả việc anh xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng doanh nghiệp.
Thậm chí đã là một nhân viên bán hàng rất thành công trong ngành công nghiệp bán lẻ, không khác mấy các nhà quản lý chân ướt chân ráo khác, Bryan cảm thấy mọi thứ rất lạ lẫm và có phần e ngại công việc. Rõ ràng, không lâu nữa, trông Bryan sẽ già hơn hẳn những người bạn cùng tuổi.
Bryan đã khảo sát nhiều công ty đang rao bán thông qua các nhà môi giới hay các chủ doanh nghiệp thay cho quyết định tự mình khởi sự một doanh nghiệp ngay từ đầu.
Khi tìm kiếm các doanh nghiệp để mua lại, Bryan thấy không ít các giấc mơ kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp đã đổ vỡ hay chưa thể trở thành hiện thực. Với Bryan, trở thành một nhà quản lý doanh nghiệp không dễ dàng chút nào và bức tranh thực tế hoàn khác xa so với bức tranh trong tưởng tượng. Bryan biết rằng hàng triệu các doanh nghiệp nhỏ thành công ở ngoài kia đều cầu có các quy tắc nhất định, chứ không phải là các ngoại lệ.
May mắn là kinh nghiệm nhiều năm trong nghệ đã đem lại cho Bryan khả năng nhìn thấy những gì có thể sai khi tiến hành quản lý kinh doanh. Song anh không chắc chắn rằng việc nhìn thấy rõ những rủi ro như thế sẽ đảm bảo cho mình tránh xa các sai lầm khác. Nó chỉ đảm bảo cho Bryan hỏi các câu hỏi thích hợp.
Một điều Bryan nhận ra đó là những khó khăn khi thực tế trở thành “sếp” của một hoạt động kinh doanh tổng thể, cho dù là ở quy mô nhỏ sau nhiều năm chỉ là nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm cho những hoạt động chuyên biệt của riêng mình. Anh băn khoăn không biết phải quản lý ra sao, tuyển dụng như thế nào cũng như ứng xử theo cách thức gì?
Ở đây, yếu tố quan trọng với Bryan ở chỗ mặc dù doanh nghiệp mới của anh chỉ bắt đầu cuộc sống với vỏn vẹn hai nhân viên, đó nên là những nhân viên quan trọng nhất mà Bryan cần gắn bó trong vòng 5 năm hay 10 năm tới. Một thực tế rằng nếu Bryan xây dựng một vài quy tắc giữ chân nhân viên thích hợp và các thói quen cá nhân tốt, các nhân viên có thể phục vụ tốt hơn ất nhiều.
Và dưới đây là một vài nguyên tắc quan trọng cho những “sếp” mới như Bryan:
1) Đừng tuyển dụng những nhân viên với suy nghĩ rằng họ sẽ ra đi trong một vài tháng
Những nhân viên đầu tiên của bạn phải là hòn đá tảng làm nền móng để bạn xây dựng công việc kinh doanh. Bạn nên giả định rằng mình sẽ có doanh thu bằng không trong ít nhất một vài tháng đầu tiên và khoản doanh thu chưa đủ để trả lương đầy đủ cho bất cứ nhân viên nào trong ít nhất sáu tháng sau đó. Song hãy chắc chắn rằng kế hoạch tài chính của bạn sẽ đảm bảo cho những khoản tiền lương đầy đủ.
2) Là một người sếp đồng cảm
Các nhân viên không mong đợi được đối xử như những “bầy tôi trung thành và ràng buộc”, họ muốn thấy một vài nguyên tắc xét đoán đưa ra các hướng dẫn cho họ.
Ngay từ trong giai đoạn đầu này, bạn cần quan tâm tới nhân viên, tìm hiểu về họ và hướng dẫn họ trong công việc. Bên cạnh đó, không có gì sai cả khi bạn hỏi ý kiến các nhân viên về một việc gì đó, hay xin lời khuyên từ họ. Thật tuyệt vời khi mọi người cùng chia sẻ công việc với nhau.
3) Đưa ra những khoản lợi ích thích hợp, chứ không phải quá lớn
Bạn không bao giờ có thể thoả mãn đủ các nhân viên bằng những khoản lợi ích, trợ cấp khác nhau, cũng như không bao giờ đưa ra được các lợi ích như những công ty lớn, vì vậy đừng giả vờ bạn có thể. Hãy chắc chắn rằng bạn đưa ra những lợi ích cơ bản như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, du lịch,…
Vượt khỏi các khoản lợi ích vật chất, bạn hãy tận dụng những khoản lợi ích phi vật chất mà các công ty không thể cung cấp như tham gia vào quy trình ra quyết định, hay dễ dàng tiếp cận sếp,…. Không ít trường hợp, các nhân viên còn đánh giá cao các lợi ích này hơn nhiều so với các khoản trợ cấp vật chất khác.
4) Tạo dựng ngay các thói quen tốt
Những thói quen tốt khi trở thành một nhà quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng. Hình ảnh một nhà quản lý được mọi người kính trọng sẽ được xây dựng trên cơ sở các thói quen này.
Về căn bản, ý nghĩa quan trọng ở chỗ: Hãy là một người thầy giáo, chứ không phải một kẻ hăm doạ. Bạn cần nhớ rằng quyền lực của một sếp hăm doạ chỉ vượt khỏi tầm tay của ông ta mà thôi. Song quyền lực của một sếp chỉ dẫn sẽ kéo dài mãi mãi.
5) Đừng e ngại ra các quyết định
Các quyết định nhanh chóng bao giờ cũng tốt hơn các quyết định chậm trễ. Lần đầu tiên Bryan phải ra một quyết định kinh doanh quan trọng, anh có thể thấy e ngại. Rồi một lúc nào đó trong tương lai, Bryan sẽ nhận ra anh phải chịu trách nhiệm cho các kết quả.
Quá nhiều nhà quản lý kinh doanh mới đều trì hoãn ra các quyết định và lo ngại về kết quả. Bạn bước chân vào thế giới kinh doanh để ra các quyết định – vì vậy, giờ là lúc bắt đầu ban hành chúng.
Không khác gì hàng triệu nhà quản lý kinh doanh khác trước anh, Bryan đang bắt đầu những bước đi đầu tiên trong một giai đoạn được xem là quan trọng nhất của sự nghiệp. Mặc dù kế hoạch ban đầu mua lại một công ty đã tồn tại của Bryan không trở thành hiện thực, anh đã học hỏi được rất nhiều thứ. Giờ đây, Bryan có thể sử dụng tốt những kiến thức miễn phí đó.