Doanh nghiệp tìm lại vị thế đã mất

Để có được một vị thế, một chỗ đứng trên thương trường, một DN có thể phải mất 10 năm, 20 năm, thậm chí hơn. Thế nhưng, đánh mất vị thế đó đôi khi chỉ diễn ra trong tích tắc, thậm chí nó nhanh đến nỗi nhiều DN không kịp nhận ra cho đến khi thấy mình đang đứng trước nguy cơ loại khỏi thị trường.


Ảnh minh họa

Câu chuyện của thương hiệu bột giặt OMO là một câu chuyện nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết. Trước đây, để chiếm ngôi vị của OMO, bột giặt Tide đã khởi động cuộc chiến bằng việc bất ngờ giảm giá bán tới 20%. Ngay lập tức doanh số của Tide tăng vọt còn OMO bị sụt giảm. Không chịu ngồi yên OMO lập tức giảm giá xuống 20% để đáp trả. Tide giảm tiếp 15%, đồng thời thanh toán bù giá cho toàn bộ lượng hàng thị trường đã nhập về đợt trước.

Cuộc chiến khốc liệt

Để xem lại chương trình mời các bạn truy cập vào kênh CEOtvnext trên Youtube. Để đóng góp ý kiến bình luận xin mời vào địa chỉ: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Tuần sau phần 2 của chương trình sẽ lên sóng với sự góp mặt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm là Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TP HCM và Hoa hậu Thời Trang Quốc tế – Diễn viên điện ảnh – Chủ tịch kiêm TGĐ Cty Giải trí nghệ thuật Liên quốc gia. Ngay từ bây giờ các bạn hãy bày tỏ quan điểm riêng của mình về vấn đề này.

Những tưởng điều này sẽ bật OMO ra khỏi thị trường nhưng không ngờ hãng bột giặt này vẫn tiếp tục giảm giá bằng với giá của đối thủ. Đặc biệt hãng này còn ký các hợp đồng gia công độc quyền với các tháp phun xấy bột giặt trên toàn quốc để khóa công xuất của đối thủ. Cuộc chiến phải ngã ngũ, giá cả trở về như cũ và thị phần của OMO vẫn được đảm bảo như trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế không phải DN nào cũng đủ lực, đủ khôn ngoan và sự tỉnh táo để “tiếp chiêu” và chống đỡ liên tục như câu chuyện vừa kể trên. Câu chuyện của một DN hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp mà chương trình Chìa khóa thành công – CEO với chủ đề “Bài toán cạnh tranh – Tìm lại vị thế đã mất” phát sóng trên VTV1 vào 10h Chủ nhật ngày 02/11/2014 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Đầu tư địa điểm hay marketing

Là một DN đi tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp và đã có 20 năm kinh nghiệm trên thương trường. Tuy nhiên, hiện tại DN lại đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi thị trường do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mới xuất hiện. Bằng nguồn lực mạnh mẽ, kinh nghiệm dầy dặn và quyết tâm cạnh tranh, các đối thủ này đang từng bước thu hút hết khách hàng của DN, đẩy DN đứng trước nguy cơ đóng cửa. Lúc này, CEO và các cổ đông của DN đã nhất trí đầu tư thêm 5 tỷ đồng để cứu Cty. Tuy nhiên, khi bàn cách làm thì các bên xảy ra mâu thuẫn. CEO cho rằng: “DN nên đầu tư 5 tỷ đồng này vào cơ sở làm đẹp chính nhằm nâng cấp công nghệ, trang bị thêm máy móc và đào tạo nhân lực. Đặc biệt, phải tập trung vào PR, mareketing thương hiệu đã có 20 năm của DN. Sau khi lấy lại được vị thế của mình thì mới mở rộng kinh doanh ra các điểm mới vào giai đoạn sau”.

Các cổ đông lại cho rằng, cần phải dùng 5 tỷ đồng này để mở rộng nhiều cơ sở làm đẹp tại các khu chung cư, đô thị mới mở. Vì ở đây khách hàng đang có nhu cầu làm đẹp rất lớn. Cách này vừa đơn giản, vừa dễ triển khai hơn. Việc đầu tư cho một địa điểm quá rủi ro và mạo hiểm. Vì nếu thua thì DN sẽ mất hết. Với mong muốn thuyết phục các cổ đông, CEO đã chỉ ra rằng việc mở thêm cơ sở chưa chắc đã thu hút được khách hàng ngay, hơn nữa DN lại mất thêm chi phí để vận hành và quản lý. Vậy nên hãy tập trung đầu tư vào cơ sở chính trước rồi sau này mới mở thêm. Dù lí lẽ là vậy nhưng hai cổ đông vẫn chưa đồng thuận và cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng, quyết liệt hơn.

Rất nhiều ý kiến trái chiều đã diễn ra trong suốt chương trình. Lời giải đáp cho tình huống này sẽ được diễn ra vào tuần tới.

Theo dddn