Phải chăng xu nịnh cũng là một kỹ năng?

Nghĩ người khác xu nịnh để được thăng chức, thật ra bạn chỉ đang lấy cớ cho lòng ghen tỵ của mình


Ảnh minh họa

Những lời khen, ca ngợi quá sự thật đó nói đúng ra cũng là xu nịnh. Trong cuộc sống, nếu lúc nào bạn cũng chỉ biết nói thật, một là một, hai là hai thì đôi khi bạn sẽ không thể nào làm hài lòng được sếp của mình, và thậm chí còn không thể tồn tại trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nay.

Đừng nghĩ rằng xu nịnh là dành cho những kẻ chỉ biết luồn cúi và không hề có năng lực thực sự. Suy nghĩ đó chỉ là cái cớ để bạn ghen tỵ với đồng nghiệp khi thấy họ được thăng chức và tăng lương.

Có thể nói rằng trong những người mà tôi quen biết, chưa ai là chưa từng nói lời xu nịnh trong đời. Chúng ta “nịnh” lãnh đạo, “nịnh” thầy giáo, “nịnh” người hơn tuổi, “nịnh” những người mà ta cần sự trợ giúp từ họ, “nịnh” cả những người đã từng giúp đỡ ta hoặc cho dù là những người thân trong gia đình hay bạn bè, chúng ta cũng ít nhiều nói những lời khen, ca ngợi quá sự thật.

Những lời khen, ca ngợi quá sự thật đó nói đúng ra cũng là xu nịnh. Trong cuộc sống, nếu lúc nào bạn cũng chỉ biết nói thật, một là một, hai là hai thì đôi khi bạn sẽ không thể nào làm hài lòng được sếp của mình, và thậm chí còn không thể tồn tại trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nay.

Ai cũng thích được nghe những lời ca ngợi, mặc dù biết đó chỉ là xu nịnh. Xu nịnh không phải bất hợp pháp, không trái đạo đức, cũng không hề phá hoại trật tự công cộng cũng như làm loạn chuẩn mực đạo đức xã hội, thế nhưng trong mắt người khác, xu nịnh lại là đê hèn, là hành vi cơ hội.

Do tác động của văn hóa truyền thống, mọi người có xu hướng nhầm lẫn giữa xu nịnh với giao tiếp xã giao cần thiết, khiến cho kỹ năng giao tiếp tại công sở kém dần đi. Chúng ta không nên quá nhạy cảm với xu nịnh mà hãy xem nó như là một hình thức giao tiếp thông thường.

Cuộc sống công sở hiện đại có rất nhiều sự việc không như ta mong muốn. Nhưng hãy nhớ rằng, lãnh đạo của bạn mới chính là người quyết định tăng lương, phê duyệt kế hoạch, đề bạt việc thăng tiến và quyết định mức độ trọng dụng dành cho bạn. Họ có quyền nói bạn “được là được, không được cũng là được và ngược lại, không được là không được, được cũng là không được”.

Tất cả mọi người đều phải làm việc và kiếm tiền, những điều đó không hề đơn giản, vì muốn được tăng lương hay thăng tiến nhanh một chút, bạn nịnh lãnh đạo thì cũng chẳng có gì là sai. Đặt địa vị nếu bạn làm lãnh đạo, bạn có thích nghe nhân viên của bạn nói những lời khó nghe về bạn không? Bạn có thích và trọng dụng những cấp dưới khinh thường và ngạo mạn với bạn không?

Cấp dưới ca ngợi lãnh đạo gọi là nịnh, nhưng trong kỹ năng làm lãnh đạo gọi là “khuyến khích”, sự khuyến khích đúng lúc là tầm cao của kỹ năng nịnh, lãnh đạo biểu dương, khen ngợi cấp dưới khiến cho cấp dưới vui vẻ và nhiệt tình trong công việc hơn. Giữa cấp trên và cấp dưới “có đi có lại”, vậy nên nịnh là một hình thức báo đáp, là một hình thức khuyến khích và cổ vũ.

Ai cũng có lòng tự tôn và đều hy vọng sẽ có được sự tôn trọng từ người khác. Vì vậy, cho dù là đối với cấp trên hay cấp dưới, nịnh là một sự đầu tư với chi phí thấp để tạo mối quan hệ giữa người với người. Mỗi người chúng ta cần phải vừa có chuyên môn vừa có sự khôn ngoan trong giao tiếp xã hội, việc chúng ta cần làm không phải là đi chỉ trích , ghét bỏ hay khinh thường nó mà là làm thế nào để học, thực hành và nâng cao nó trong cuộc sống của chúng ta.

Theo Trí Thức Trẻ