Tùy từng tình huống khác nhau mà có những yêu cầu mức độ từ vựng và ngữ điệu khác nhau nhưng cũng có một số từ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ dù nó được đặt trong tình huống nào.
Vì vậy, nếu thời gian tới bạn đang thấy bức xúc về những điều mình muốn đạt được – dù đó là thuyết phục tăng lương hay bất cứ điều gì – dưới đây là 10 từ có thể giúp có thể đạt điều mình muốn dễ dàng hơn:
1. ‘Bởi vì’
“Bởi vì” là đường dẫn để bạn dễ dàng giải thích được động cơ của mình cho mọi đề nghị. Trong cuốn sách của mình mang tên “Ảnh hưởng,” Robert Cialdini đã miêu tả điều này này như là một “yêu cầu + lý do” và chứng minh được rằng sự kết hợp này làm tăng đáng kể tính thuyết phục cho những yêu cầu của bạn.
Trong một nghiên cứu, người ta tiến hành thí nghiệm với việc đưa ra lời đề nghị được chen vào hàng để tới lượt mình trước. Rất nhiều người cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàng nhường cho ai đó chen vào hàng nếu người đó sử dụng từ “ vì”. Bạn có thể so sánh 2 ví dụ sau để thấy được sự khác biệt: (“Tôi có thể chen vào hàng không?” và “Tôi có thể chen vào hàng không, bởi vì tôi có một cuộc hẹn và tôi bị muộn).
Điều này đúng ngay cả khi lý do đưa ra là vô lý (ví dụ, “Tôi có thể chen vào hàng không vì tôi cần tới lượt sớm hơn?”). Từ “vì” dường như có sức mạnh nào đó khiến người khác làm theo yêu cầu của bạn.
2. ‘Cảm ơn’
Một từ cảm ơn đơn giản là cách tốt nhất để biểu hiện lòng biết ơn kịp thời, và nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng lời cảm ơn, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp ngay từ ban đầu. Đấy là cách bạn thể hiện bạn đánh giá cao họ và chính điều đó sẽ khiến đối tượng của bạn quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng giúp đỡ. Hãy sử dụng bí kíp “cảm ơn vì bạn đã bớt chút thời gian cho tôi” ở đầu của một cuộc họp (hoặc ở cuối) để có một không khí tốt đẹp nhất.
3. ‘Bạn’
Cùng là mục đích giải thích động cơ cũng như lý do tạo sao bạn muốn điều đó thay vì nói, “Tôi muốn điều này bởi vì tôi cần nó” thì hãy nói dựa trên quan điểm của người bạn muốn hướng tới.
Đặt ra câu hỏi yêu cầu của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào? Ví dụ, bạn có thể nói”Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy doanh số bán hàng của chúng ta tăng đáng kể nếu bạn thực hiện điều này.” Cùng một mục đích nhưng cách bạn diễn đạt không chỉ khiến cho người nghe thấy mình là trung tâm của cuộc đối thoại, mà thuyết phục được họ tham gia theo hướng tích cực
4. ‘Nếu’
“Nếu” là một từ có sức ảnh hưởng bởi nó mang lại cho bạn cơ hội phá vỡ tình huống xấu bằng cách đưa ra giả thuyết. Miễn là bạn có nghiên cứu (hoặc ít nhất là chỉ cần động não một chút), bạn sẽ có được kết quả tốt. Ví dụ, hãy xem xét: “Nếu chúng ta thực hiện theo phương án A, chúng ta sẽ thấy làm tăng chi phí và năng suất, và nếu chúng ta thực hiện theo phương án B, mọi thứ sẽ vẫn như cũ.”
5. ‘Có thể’
Sử dụng từ “có thể” ám chỉ sự cởi mở, không giống như từ “sẽ không” hoặc “không bao giờ”. Điều này sẽ giúp cuộc nói chuyện tích cực hơn, và cũng cho phép bạn khám phá những kết quả trong giả thuyết tương lai. Đặc biệt sẽ rất hiệu quả để sử dụng khi đối tác của bạn có ý kiến phản biện hay có một yêu cầu cho bạn. Ví dụ, “Tôi có thể đảm nhận thêm việc nhưng tôi muốn thời hạn deadline linh hoạt hơn.”
6. “Chúng ta”
Giống như từ “bạn”, “chúng ta” làm mất đi cái tôi cá nhân và biến người nghe thành trung tâm và có cảm giác luôn được chào đón. Sử dụng từ này ngụ ý bạn và người nghe là một thể thống nhất, bất cứ lợi ích nào của bạn cũng là lợi ích của họ. Nếu như làm việc với khách hàng, hãy cho họ thấy sự gắn kết bằng cụm “chúng ta”, bạn sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn, hiệu quả hơn.
7. ‘Cùng nhau’
“Cùng nhau” là chúng ta cùng làm một việc. Nó bao hàm mức độ thân thiện và hợp tác, giúp cuộc hội thoại của bạn trở nên dễ dàng hơn và yêu cầu của bạn cũng dễ được đưa ra và cùng thảo luận.
8. ‘Thực tế’
Từ “thực tế” có thể giúp bạn đáng kể trong nỗ lực thuyết phục người nghe. Bằng cách đưa ra các dẫn chứng cụ thể hay các nghiên cứu sẽ là phương pháp hữu hiệu để củng cố vị trí cũng như làm cho cuộc thảo luận của bạn thuyết phục hơn.
9. ‘Cởi mở’
Trong bất cứ cuộc trao đổi nào sẽ không tránh được việc bạn bất đồng quan điểm với người khác, và bạn sẽ không tuân theo bất cứ yêu cầu nào của họ. Nhưng phản hồi những yêu cầu đó bằng từ “không ” hoặc “không bao giờ” là cách tiêu cực và phản tác dụng. Thay vào đó, hãy nói rằng bạn “ luôn cởi mở” đối với các ý tưởng nhưng hãy tiếp tục trao đổi trước khi bạn hoàn toàn đồng ý.
10. ‘Sẽ’
“Sẽ” là từ chúng ta sử dụng để chuyển hành động về thì tương lai. Đó là một từ có tác động mạnh vì nó ám chỉ mức độ chắc chắn về kết quả của cuộc đối thoại. Nói rằng bạn “sẽ” làm một cái gì đó như là một hành động trực tiếp cung cấp cho người nghe cái nhìn rõ ràng và giảm thiểu khả năng hiểu lầm.
10 từ trên đây không có quyền năng chi phối người nghe hoàn toàn. Nhưng, nếu được vận dụng trong bối cảnh thích hợp, chúng có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa cho một cuộc đàm phán ý nghĩa và hợp tác. Bạn sẽ thấy mình cởi mở hơn, thông minh hơn và có sức thuyết phục hơn mỗi khi đặt ra đề nghị hay yêu cầu.
Theo Trí Thức Trẻ/B.I