Không phải cứ là thượng đế thì muốn thế nào cũng được

Cái lối suy nghĩ bỏ tiền ra thì phải có quyền đòi hỏi, hầu như đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều người. Không chỉ với nhà hàng 5 sao đắt đỏ mà ngay cả những nơi bình dân, quán vỉa hè, nhiều thượng đế cũng thích lối hành xử theo ý mình, không cần quan tâm tới xung quanh.

Ảnh minh họa

Ở một nhà hàng đồ Tàu giữa trung tâm Sài Gòn, trong phòng kín lắp máy lạnh, mặc cho có trẻ con ở bàn bên cạnh, đám khách khoảng 4 người vẫn phì phèo hút thuốc. Khói thuốc khiến các thực khách khác nhăn mặt, trẻ con ho sặc sụa.

Phục vụ không dám lên tiếng, có lẽ họ ngại nhắc nhở sẽ làm phiền bữaăn của các “thượng đế”. Và cuối cùng những “thượng đế” khác cũng bỏ rasố tiền tương đương kia, lại đang bị làm phiền bởi khói thuốc.

Lối suy nghĩ bỏ tiền ra thì phải có quyền đòi hỏi, hầu như đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều người. Ảnh minh họa
Lối suy nghĩ bỏ tiền ra thì phải có quyền đòi hỏi, hầu như đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều người. Ảnh minh họa

Cũng quán ấy, đám khách khác, có vẻ là người nhiều tiền, vào order vôsố món và sẵn sàng đập bàn gọi quản lý ra để mắng: “Tao quen chủ màyđây, mang món abcxyz ra nhanh lên”. Vậy hóa ra, quen chủ thì được ănnhanh hơn người đến trước? Giờ đi ăn, cũng cần phải có “pass”: kiểu bạnanh A, em anh B, chị anh C…?

Một hàng vỉa hè, bán bún ngan, nổi tiếng chuyên phục vụ dân chơi vềchiều và tối ở phố cổ Hà Nội, khách đến ăn thường là nam thanh nữ tú.Chờ chậm một chút, các cô gái hất hàm hỏi em bé phục vụ “Nhà mày đang đibắt ngan à?”, “Xin cốc trà đá lâu thế, đang đập đá à…”, “Dấm đâu, ớtđâu, chanh đâu?”, còn vài anh lên giọng thể hiện với bạn gái mặt xinhngồi cạnh: “Nhanh lên, bán hay nghỉ đây?”. Cô bán hàng vốn hiền lành, 2đứa cháu phục vụ không xuể nên thường bị khách quát ầm ầm.

Cuối cùng thì đồ ăn vẫn bưng ra, khách cũng sẽ ăn nhưng kiểu gì cũngphải than vãn: “Bỏ tiền ra mà như đi xin”. Ở đây chưa biết ai xin ai, aiquát ai…

Biết bao nhiêu hàng bán lẩu đã tím mặt khi chục vị khách vào ngồichễm chệ, chỉ gọi đúng 1 nồi. Nhưng nào là thêm nước, thêm rau, thêm mỳ,thêm gia vị phải đầy đủ chanh ớt. 1 bình trà đá chia cho đủ chục người,nhất quyết không gọi thêm bình nữa nhưng phải lấy 2 xô đá để san ra chođỡ tốn…

Cái lối suy nghĩ bỏ tiền ra thì phải có quyền đòi hỏi, hầu như đã ănsâu vào tâm lý của nhiều người. Không chỉ với nhà hàng 5 sao đắt đỏ,những nơi sang chảnh có kiểu khách thì đông, gọi lắm đồ lặt vặt rồi đậpbàn quát phục vụ chậm, rồi yêu cầu gặp chủ, khoe quen chủ… Mà ngay cảnhững nơi bình dân, quán vỉa hè, nhiều thượng đế cũng thích lối hành xửtheo ý mình, không cần quan tâm tới xung quanh.

Không phải bỗng dưng mà đoạn clip bà chủ bán bánh tráng đuổi 6 vịkhách vì đến chỉ gọi duy nhất 1 chiếc bánh tráng lại được chia sẻ trànlan trên mạng và gây nhiều tranh cãi đến vậy. Ai sinh sống ở Hà Nội haytới du lịch, đều biết đến văn hóa cháo chửi bún mắng và gần như vui vẻchấp nhận thứ văn hóa ấy. Nhưng câu chuyện “đuổi” khách này diễn ra ởthành phố Đà Lạt – nơi luôn được biết đến với những người dân hiền hòa,mến khách. Việc một bà chủ quán vỉa hè bình dân sẵn sàng đuổi khách, từchối bán đã khiến người ta phải đặt dấu hỏi.

Tạm gác lại thái độ từ chối bị cho là chảnh của bà chủ – so với mộtquán ăn bình dân thông thường. Hãy nghĩ tới việc 6 người lớn ngồi chiếmphần lớn diện tích vỉa hè ấy, trong khi chỉ gọi duy nhất 1 chiếc bánhtráng… Đoạn clip được đăng lên mạng đã khiến dư luận thật sự bất bình,nhưng hầu như lại không phải với bà chủ quán, mà là với đám khách kia.

Bà bán bánh tráng nướng nổi tiếng ở đường Nguyễn Văn Trỗi đã lên tiếng đuổi nhóm khách 6 người vì chỉ gọi 1 cái bánh. Ảnh cắt từ clip.
Bà bán bánh tráng nướng nổi tiếng ở đườngNguyễn Văn Trỗi đã lên tiếng đuổi nhóm khách 6 người vì chỉ gọi 1 cáibánh. Ảnh cắt từ clip.

6 người 1 chiếc bánh, ai ăn ai nhịn, hay nhường nhịn nhau cùng ăn?Rồi thì chỗ để cho 6 người ngồi, bán được 1 chiếc bánh, khách khác tớinhìn thấy đông hết chỗ bỏ đi? 6 người sẽ ngồi tới bao giờ? Bà chủ sẽ mấtbao nhiêu lượt khách? Sao không gọi 1 cái rồi đem về, ra chỗ khác ăn…Đó là những câu hỏi mà quá nhiều độc giả đặt ra sau khi xem clip.

Những ai làm dịch vụ ăn uống có lẽ sẽ thấu hiểu nhất cho bà chủ quánbánh tráng, khi mà bà chủ làm rất tốt nguyên tắc bán hàng của mình: Tôntrọng khách hàng (Vui vẻ hẹn khách chờ mình làm đồ ăn), buộc khách hàngphải tôn trọng khách hàng khác (đuổi bớt 6 người để lấy chỗ cho kháchmuốn ăn thật sự) và buộc khách phải tuân theo quy định của mình vì chấtlượng của món ăn (ăn 1 cái, ngồi 6 chỗ thì không bán, yêu cầu kháchkhông giục, vì phải quạt bếp than đủ lửa mới ngon). Rất nhiều khách ăn ởđây đều phải công nhận, bà chủ có cách quạt bếp riêng, cách làm bánhriêng, bởi vậy bánh mới ngon và quán mới luôn ở tình trạng chật cứngkhách.

Chính vì vậy, câu chuyện 6 người và 1 chiếc bánh mới trở nên hấp dẫnhơn bao giờ hết, bởi phần nào nhắc nhở cho những vị khách khác rằng:Đừng cho mình cái quyền làm thượng đế, chỉ thích hành xử theo ý mình,muốn là vào quán người ta ngồi lấn hết chỗ, rồi vì bỏ tiền ra mua nênthích gọi thế nào, thích yêu cầu ra sao cũng phải chấp nhận. Đây có lẽcũng là lời nhắn nhủ của số đông những người kinh doanh dịch vụ. Ngườibán rất cần khách, vì họ sống được là bằng nghề ấy. Nhưng không phải cứ”thượng đế” là thích tung hoành thế nào trong quán của người ta cũngđược.

Theo Trí thức trẻ/Kenh14