Khả năng kết nối với mọi người: tố chất quan trọng của nhà lãnh đạo

Nếu học được cách kích hoạt các tế bào thần kinh phản chiếu và khuấy động được sự đồng cảm ở những người khác, bạn sẽ học được cách để kết nối với mọi người.


Ảnh minh họa
Có thể bạn phản đối nhưng sự thật là: Chẳng ai quan tâm đến điều bạn làm. Tuy vậy, có thể mọi người lại nhiệt tình quan tâm đến những thứ chưa bao giờ bạn để ý đến. May mắn rằng bạn có thể học cách sử dụng chúng để tạo ra lợi thế cho mình.

Trước khi giải thích cho luận điểm trên, hãy gặp gỡ Bill. Nếu đang ngồi với 1 người bạn thì Bill không bao giờ xem phim. Trừ phim hành động thì các thể loại khác đều khiến anh ta khó chịu. Khi xem một bộ phim tình cảm, tự nhiên cảm xúc dâng lên một cách kỳ diệu, thể hiện ngay chính trên khuôn mặt. Với Bill, mỗi giọt nước mắt là một sự phản bội. Anh không hiểu nổi một người đàn ông luôn tự hào vì giấu được cảm xúc của mình lại nhạy cảm đến vậy.

Câu trả lời không ở đâu xa mà ở hóa chất trong não.

Tế bào thần kinh phản chiếu (Mirror neurons) kích hoạt sự đồng cảm

Các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm và phát hiện ra rằng khi chúng ta nhìn thấy những hành động bao gồm một đối tượng và đối lập với hành động ngẫu nhiên, thì một khu vực trong não bộ gọi là tế bào thần kinh phản chiếu (mirror neuron) sẽ sáng lên. Chính những tế bào khiến chúng ta có xu hướng bắt chước hành vi của người khác và thực hiện đúng hành động đó – trong đầu của chúng ta. Đôi khi chúng ta không thể ý thức được chuyện gì đang diễn ra với mình nên sẽ quy cho một lý do nào khác.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, tế bào thần kinh phản chiếu không chỉ phản chiếu hành động mà còn phản chiếu cả những cảm xúc. Và những hành động hay cảm xúc tích cực sẽ có xu hướng được phản chiếu nhiều hơn, vì những cảm xúc tích cực còn tạo ra Dopamine – một chất gây hưng phấn – hoạt động song hành cùng với những tế bào này và nâng cao khả năng phản chiếu.

Nếu học được cách kích hoạt các tế bào thần kinh phản chiếu và khuấy động được sự đồng cảm ở những người khác, bạn sẽ học được cách để kết nối với mọi người.

Áp dụng khoa học này với nhân viên và khách hàng

Làm thế nào bạn có thể gần gũi nhân viên của mình trong đời sống? Điều này dễ dàng hơn bạn nghĩ. Hãy nghĩ lại câu chuyện bạn từng nghe với những cảm xúc dường như nguyên thủy, chân thật nhất. Bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ về chúng hay là lập tức muốn chia sẻ với những người khác.

Nếu tất cả các yếu tố đều hiện hữu, chúng sẽ tạo ra cho người đọc/người nghe một phản ứng thần kinh. Tuyến thượng thận của chúng ta sản sinh ra hooc-môn gây nên sự đồng cảm. Khi chúng ta nhìn thấy chính mình được phản ánh trong câu chuyện, sẽ có điều gì đó bất thường xảy ra. Các nhân vật trong câu chuyện sẽ gây nên sự đồng cảm của chúng ta cùng nhiều cung bậc cảm xúc.

Cả bộ não và cơ thể của bạn sẽ có phản ứng mạnh mẽ với những câu chuyện dễ đi vào lòng người. Khi bạn lắng nghe những giây phút căng thẳng, nhịp tim và nhịp thở tăng, kích thích tiết ra những hooc-môn căng thẳng khiến bạn tập trung hơn. Tất cả điều này hoàn toàn có thể nhờ hoạt động của tế bào thần kinh phản chiếu bí ẩn trong bộ não.

Tạo ra những câu chuyện của chính bạn

Những câu chuyện chân thật rất dễ giúp chúng ta có thể gần gũi với người khác. Nếu là những người lãnh đạo hay doanh nhân, chúng ta đều phải học cách trở thành những người kể chuyện bậc thầy. Khi loài người còn ở thuở sơ khai, nghệ thuật kể chuyện đã đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn và tạo ra những bộ tộc trung thành.

Câu chuyện kết nối chúng ta. Câu chuyện gắn bó chúng ta. Câu chuyện khiến chúng ta biết quan tâm.

“Không ai quan tâm đến điều bạn làm”, đây là điều hoàn toàn đúng. Nhưng đúng hơn họ chỉ quan tâm đến việc bạn khiến họ cảm thấy như thế nào.Như Maya Angelou từng nói: “Mọi người sẽ quên những gì bạn đã làm, nhưng sẽ không bao giờ quên cảm giác bạn mang lại cho họ.”

Hãy nghĩ về câu chuyện của bạn. Câu chuyện nói về điều gì không quá quan trọng, quan trọng hơn là nó sẽ khiến mọi người cảm thấy như thế nào?

Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur