Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và đang tìm kiếm những cách để củng cố lại nhân viên của mình thì hãy học 7 kỹ xảo diễn thuyết của Tân Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.
1. Cảm xúc mạnh mẽ
Một nhà hùng biện giỏi luôn bắt đầu bằng sự say mê. Từ lúc bước lên sân khấu, Obama đã thể hiện sự nhiệt tình cho những ý tưởng của mình. Nếu bạn không có niềm đam mê cho những gì mình đang muốn nói thì bạn sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được ai chia sẻ sự hào hứng của mình đâu.
2. Tầm nhìn rõ ràng, súc tích
Tầm nhìn muốn hấp dẫn người nghe thì phải thực sự ngắn gọn và rõ ràng. Dù bạn có đồng ý với nó hay không thì cũng không có một sai lầm của Obama trong cuộc tổng tuyển cử: “Bush đã đưa chúng ta vào tình trạng hỗn loạn. McCain là Bush và tôi thì không. Bây giờ, hãy cùng nhau đưa đất nước này tiến lên phía trước”
Vậy tầm nhìn của công ty bạn là gì? Khi đã nhận ra được nó, hãy tạo cho nó thật ngắn gọn và nhắc lại thường xuyên.
3. Bán lợi ích
Rất khó có thể thuyết phục người nghe hành động nếu họ không hiểu được những hành động đó có lợi gì cho họ. Trong bài nói bổ nhiệm Tống thống Mỹ, Obam nói “Hãy để cho tôi đánh vần chính xác những gì sẽ thay đổi nếu như tôi làm Tổng Thống….” Sau đó, ông đưa ra những vấn đề chủ chốt mà ông đã chuẩn bị trong suốt chiến dịch: Thuế, dầu, giáo dục, năng lượng, và chăm sóc sức khỏe. Những người nghe sẽ đặt câu hỏi cho chính họ: Họ quan tâm đến vấn đề gì trong số đó? Đừng để cho họ phải phỏng đoán.
4. Biết kể chuyện
Những người thuyết trình tốt luôn kể những câu chuyện với một ngôn ngữ đầy sức hấp dẫn. Trong bài nói hôm 4/11, Obama đã kể câu chuyện về một thợ đóng thùng Ann Nixon 106 tuổi, một người phụ nữ mà ông miêu tả như “được sinh ra là một thế hệ trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, không có ô tô, đường sá hoặc máy bay, và khi đó tất cả mọi người đã đã không bỏ phiếu cho cô vì cô ta là một người phụ nữ và là người da màu”. Obama đã nói: “Bà Nixon đã không được phép bỏ phiếu.” Thay vào đó, ông đã gây xúc động mạnh cho người nghe tới thời điểm và nơi mà ông đang miêu tả bằng việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và ngôn ngữ hình tượng.
5. Mời tham gia
Truyền cảm hứng cho những người truyền đạt để họ có thể mời những nhân viên và khách hàng trở thành thành viên của hội. Trong bài nói của mình, Obama nhận thức rõ với những người tham gia vào những việc trọng đại: “Nhưng trên hết, tôi sẽ không bao giờ quên được những người đã mang lại chiến thắng cho tôi. Thực sự nó là thuộc về các bạn.”
6. Sự lạc quan
Những nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng thường lạc quan hơn những người bình thường. Một lần, Obama đã nói rằng, muốn truyền cảm hứng cho mọi người thì người đó phải “luôn luôn hành động một cách tự tin”.
7. Khuyến khích khả năng
Bạn sẽ chẳng bao giờ được biết đến như là một nhà lãnh đạo thực sự cho đến khi bạn truyền cảm hứng cho những người khác để hiểu sâu hơn những điều mà họ chưa lĩnh hội hết. Obama khuyến khích người nghe ở Chicago hôm 4/110 rằng: “Hãy để cho chúng tôi gợi lên một tinh thần mới về của chủ nghĩa yêu nước, của trách nhiệm, nơi mà mỗi chúng ta đều có quyền quyết định.”
Bây giờ, hãy thay thế Obama là chính bạn trong mỗi ví dụ trên. Bằng việc kết hợp 7 kỹ năng diễn thuyết rồi áp dụng vào công việc hằng ngày ở công ty, chắc chắn bạn sẽ làm cho nhân viên mình cảm thấy tự tin hơn. Không những thế, bạn còn tạo được một môi trường làm việc mà ở đó luôn luôn tràn đầy nhuệ khí làm việc, sự sáng tạo và đầy hứng thú.
Một nhà hùng biện giỏi luôn bắt đầu bằng sự say mê. Từ lúc bước lên sân khấu, Obama đã thể hiện sự nhiệt tình cho những ý tưởng của mình. Nếu bạn không có niềm đam mê cho những gì mình đang muốn nói thì bạn sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được ai chia sẻ sự hào hứng của mình đâu.Tầm nhìn muốn hấp dẫn người nghe thì phải thực sự ngắn gọn và rõ ràng. Dù bạn có đồng ý với nó hay không thì cũng không có một sai lầm của Obama trong cuộc tổng tuyển cử: “Bush đã đưa chúng ta vào tình trạng hỗn loạn. McCain là Bush và tôi thì không. Bây giờ, hãy cùng nhau đưa đất nước này tiến lên phía trước”Vậy tầm nhìn của công ty bạn là gì? Khi đã nhận ra được nó, hãy tạo cho nó thật ngắn gọn và nhắc lại thường xuyên.Rất khó có thể thuyết phục người nghe hành động nếu họ không hiểu được những hành động đó có lợi gì cho họ. Trong bài nói bổ nhiệm Tống thống Mỹ, Obam nói “Hãy để cho tôi đánh vần chính xác những gì sẽ thay đổi nếu như tôi làm Tổng Thống….” Sau đó, ông đưa ra những vấn đề chủ chốt mà ông đã chuẩn bị trong suốt chiến dịch: Thuế, dầu, giáo dục, năng lượng, và chăm sóc sức khỏe. Những người nghe sẽ đặt câu hỏi cho chính họ: Họ quan tâm đến vấn đề gì trong số đó? Đừng để cho họ phải phỏng đoán.Những người thuyết trình tốt luôn kể những câu chuyện với một ngôn ngữ đầy sức hấp dẫn. Trong bài nói hôm 4/11, Obama đã kể câu chuyện về một thợ đóng thùng Ann Nixon 106 tuổi, một người phụ nữ mà ông miêu tả như “được sinh ra là một thế hệ trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, không có ô tô, đường sá hoặc máy bay, và khi đó tất cả mọi người đã đã không bỏ phiếu cho cô vì cô ta là một người phụ nữ và là người da màu”. Obama đã nói: “Bà Nixon đã không được phép bỏ phiếu.” Thay vào đó, ông đã gây xúc động mạnh cho người nghe tới thời điểm và nơi mà ông đang miêu tả bằng việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và ngôn ngữ hình tượng.Truyền cảm hứng cho những người truyền đạt để họ có thể mời những nhân viên và khách hàng trở thành thành viên của hội. Trong bài nói của mình, Obama nhận thức rõ với những người tham gia vào những việc trọng đại: “Nhưng trên hết, tôi sẽ không bao giờ quên được những người đã mang lại chiến thắng cho tôi. Thực sự nó là thuộc về các bạn.”Những nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng thường lạc quan hơn những người bình thường. Một lần, Obama đã nói rằng, muốn truyền cảm hứng cho mọi người thì người đó phải “luôn luôn hành động một cách tự tin”.Bạn sẽ chẳng bao giờ được biết đến như là một nhà lãnh đạo thực sự cho đến khi bạn truyền cảm hứng cho những người khác để hiểu sâu hơn những điều mà họ chưa lĩnh hội hết. Obama khuyến khích người nghe ở Chicago hôm 4/110 rằng: “Hãy để cho chúng tôi gợi lên một tinh thần mới về của chủ nghĩa yêu nước, của trách nhiệm, nơi mà mỗi chúng ta đều có quyền quyết định.”Bây giờ, hãy thay thế Obama là chính bạn trong mỗi ví dụ trên. Bằng việc kết hợp 7 kỹ năng diễn thuyết rồi áp dụng vào công việc hằng ngày ở công ty, chắc chắn bạn sẽ làm cho nhân viên mình cảm thấy tự tin hơn. Không những thế, bạn còn tạo được một môi trường làm việc mà ở đó luôn luôn tràn đầy nhuệ khí làm việc, sự sáng tạo và đầy hứng thú.
Theo Businessweek