Satya Nadella, người vực dậy Microsoft từ vực thẳm

Ở thời điểm Nadella bắt đầu nắm chức CEO, Microsoft đang ở vị thế thấp nhất trong nhiều năm. Các phần mềm truyền thống đang không tăng trưởng đủ nhanh, và các nhà phát triển thì không mặn mà gì với những nền tảng của hãng. Vậy mà vị lãnh đạo gốc Ấn đã xoay chuyển tất cả chỉ sau 3 năm.


Ảnh minh họa

Sự thay đổi của Microsoft có thể nhận thấy ngay từ không khí mà mọi người cảm nhận được khi tới trụ sở của công ty này ở gần Seattle. Ai cũng có thể cảm thấy không khí tươi vui, tích cực khi ghé thăm văn phòng Microsoft. Tất cả những câu hỏi, dù mang tính đóng góp hay chỉ trích, đều được trả lời điềm đạm và từ tốn. Đó dường như là ảnh hưởng từ tính cách của chính vị CEO Satya Nadella, nếu so sánh với hai người tiền nhiệm luôn mạnh mẽ và nhiệt huyết.

Thế nhưng văn hóa doanh nghiệp không phải là dấu ấn duy nhất của CEO gốc Ấn Độ đối với Microsoft. Chỉ trong 3 năm sau khi nhận chức vụ này, ông Nadella đã thay đổi hẳn định hướng sản phẩm của Microsoft. Windows vẫn còn rất quan trọng, nhưng không còn là sản phẩm được công ty này quan tâm, đầu tư nhiều nhất nữa.

Trái tim của một Microsoft mới là những dịch vụ đám mây. Azure, dịch vụ điện toán đám mây do hãng cung cấp hiện đang cạnh tranh với những sản phẩm hàng đầu như Amazon Web Services hay Google Cloud Platform. Với trên 100 trung tâm dữ liệu đặt khắp thế giới, Azure cung cấp nền tảng cho điện toán đám mây, cũng như các ứng dụng web, mobile và các dịch vụ AI.

Chính Nadella là người đã lãnh đạo bộ phận Máy chủ và công cụ, trong đó có những sản phẩm như Microsoft Server, SQL và Azure, trước khi nhận chức CEO. Dưới sự chèo lái của ông, doanh thu của dịch vụ Azure đã tăng trưởng mạnh và trở thành một trụ cột vững chắc cho Microsoft.

Có lẽ chính thời gian lãnh đạo bộ phận nói trên đã định hình tầm nhìn cho Nadella. Để giải phóng Microsoft khỏi sự lệ thuộc với Windows, Nadella đã “cởi trói” cho hầu hết các dịch vụ của hãng này nhằm tìm kiếm những khách hàng mới nhanh nhất. Nếu không có Nadella, có lẽ không bao giờ chúng ta được thấy việc dòng lệnh Linux được đưa lên Windows 10. “Microsoft yêu Linux” là dòng chữ hiện lên trên một slide trình chiếu của Nadella.

Các sản phẩm khác của Microsoft cũng được thay đổi để tiếp cận số lượng khách hàng lớn nhất. Office, một “con gà đẻ trứng vàng” khác của Microsoft chứng kiến bước chuyển mình quan trọng với bộ sản phẩm Office 365. Không còn rào cản là mức giá quá cao, cũng không còn tự mãn với những tính năng vượt trội so với sản phẩm cạnh tranh, Office 365 là một sản phẩm linh hoạt hơn và thay đổi từng ngày.

Lợi nhuận từ những dịch vụ đám mây có thể không hấp dẫn như phần mềm truyền thống, nhưng đó không phải vấn đề. Với việc cung cấp dịch vụ tới tất cả người dùng qua mạng, Microsoft sẽ có một “miếng bánh” thị phần lớn hơn, thậm chí giành được thị phần ở những mảng sản phẩm trước đây không phải thế mạnh như lưu trữ hay hạ tầng.

Microsoft Surface Studio được đánh giá là máy tính sáng tạo nhất năm qua

Microsoft của Nadella cũng đem lại những sản phẩm phần cứng thú vị nhất trong nhiều năm. Khi thất bại với smartphone, Microsoft nhanh chóng đẩy Nokia đi để tập trung vào những thiết bị khác như Surface hay HoloLens. Chiếc Surface Studio giới thiệu vào cuối năm ngoái thậm chí được nhiều người đánh giá là cột mốc, cho thấy Microsoft đang sáng tạo phần cứng tốt hơn cả Apple.

Ba năm qua, Nadella đã vực dậy cả một gã khổng lồ về công nghệ. Những sản phẩm tưởng như đã lỗi thời như Windows, Office đều được làm mới để trở nên hấp dẫn hơn; Office 365 hiện đã có tới 85 triệu người sử dụng.

Với những tính năng dành riêng cho doanh nghiệp như Skype for Business, OneDrive, Exchange email hay SharePoint, Office 365 for Business có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng và thích hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp. Thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26 tỷ USD vào năm ngoái chắc chắn sẽ còn đem lại nhiều tính năng hướng tới doanh nghiệp cho bộ phần mềm Office.

Tại Việt Nam, CMC Telecom hiện là đối tác cloud cấp 1 cung cấp dịch vụ Microsoft Office 365 của Microsoft.

Microsoft Việt Nam và Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ xác nhận việc CMC Telecom trở thành đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Cấp I của Microsoft tại Việt Nam. Là nhà cung cấp dịch vụ CSP cấp I của Microsoft, CMC Telecom sẽ tư vấn, xây dựng và cung cấp giải pháp CNTT trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm mục tiêu đem đến giải pháp và dịch vụ toàn diện, bảo mật, tối ưu hoá chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

Theo Trí thức trẻ