Giáo sư Standford tiết lộ bí quyết để sống hạnh phúc và thành công hơn, điều này ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết tận dụng

Nếu bạn muốn một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn, thì bạn phải đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực tự nhiên trong não bộ của bạn. Hãy nhìn thế giới bằng một tư duy tích cực và lòng trắc ẩn.


Ảnh minh họa

Nếu bạn muốn một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn, thì bạn phải đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực tự nhiên trong não bộ của bạn. Hãy nhìn thế giới bằng một tư duy tích cực và lòng trắc ẩn (nhân từ với bản thân) – Emma Seppala – nhà tâm lý học đến từ Standford và là Giám đốc quản lý Trường Đại học Yale cho biết.

Seppala đã ghi chú trong cuốn sách của cô “The happiness track” (Tạm dịch: Đường mòn hạnh phúc), rằng Albert Einstein và Jack Ma của Alibaba đều là những ví dụ điển hình của việc sử dụng tư duy này để dẫn dắt sự nghiệp thành công.

“Hầu hết mọi người đều có một khuynh hướng tâm lý được gọi là ‘phân cực âm’ (khuynh hướng tiêu cực)”, Seppala nói với CNBC Make It. “Khi tâm trí của chúng ta lo lắng đến một điều gì đó, thì khuynh hướng nghĩ theo chiều xấu luôn mạnh hơn là tốt”. Để chống lại điều này, Seppala khuyên chúng ta nên nghiên cứu cách não bộ hoạt động.

Trong quá trình thể hiện, nếu bạn nhận được mười lời khen và một lời phê bình, “hãy đoán xem sau khi rời khỏi phòng, bạn sẽ tập trung nghĩ đến cái gì?”, “Chính là tiêu cực”, cô viết.

Nêu bật tác phẩm của nhà tâm lý học xã hội Roy Baumeister, Seppala chỉ ra rằng não bộ của chúng ta có “khuynh hướng thiên về tiêu cực có thể đã giúp loài người chúng ta tồn tại vì làm nổi bật các mối nguy hiểm tiềm ẩn.” “Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, khuynh hướng thiên vị tiêu cực của chúng ta là có hại”, cô viết. “Kể cả khi bạn đã đạt được mục tiêu của mình, bạn vẫn sẽ cảm thấy không hài lòng. Tại sao? Bởi vì ngoài việc tập trung vào những thứ tiêu cực, chúng ta cũng quen với những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Để chuyển sang trạng thái tư duy tích cực và giúp bản thân phát triển hơn, Seppala cũng khuyên mọi người nên thay thế niềm tin vào thế mạnh bằng niềm tin vào những nỗ lực và thay cách tự phê bình thành sự tự trắc ẩn. Với tư cách là Giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục lòng trắc ẩn ở Stanford, Seppala giải thích, “Lòng trắc ẩn cho phép bạn thành công mà không phá hoại chính mình”. Để thay thế việc tự phê bình bản thân bằng lòng trắc ẩn, Seppala đưa ra ba bước cơ bản dựa trên nghiên cứu của giáo sư Kristin Neff ở Đại học Texas: tử tế với bản thân, hiểu rằng bạn là một phần của loài người và mọi người thì đều mắc sai lầm, lưu tâm đến những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

Cô sử dụng Einstein và Jack Ma như một ví dụ về tư duy chiến thắng. Khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn, họ đã không cho phép bản thân cảm thấy bị đánh bại. Thay vào đó, họ kiên trì và tin rằng những nỗ lực của họ sẽ được trả giá thích đáng. Seppala nói rằng Einstein đã đúng với niềm tin này bởi ngay từ khi còn nhỏ ông đã rất chậm trong việc học nói và viết đến nỗi gia đình ông nghĩ rằng ông có thể bị khuyết tật về tinh thần. Sau đó ông bị trục xuất khỏi trường học, không được nhận vào trường Zurich và là người duy nhất trong lớp không có việc làm giảng dạy vào năm cuối đại học.

“Nếu Einstein tin vào lý thuyết về thế mạnh, thì ông sẽ cho rằng ông không có nền tảng để trở thành một nhà khoa học. Tuy nhiên, bởi vì ông tin rằng các kỹ năng của ông có thể phát triển, ông đã không để những thất bại ngăn cản bước đi của mình và đã tiến hành cuộc cách mạng hóa vật lý, cuối cùng giành giải Nobel”, Seppala cho biết.

Nhiều người luôn tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực hoặc điểm yếu của họ và làm họ “chững” lại, nhưng Einstein thì không. Seppala nói: “Ông đã không bỏ cuộc khi thất bại, ông biết rằng ông có thể tiếp tục cố gắng. Vấn đề chỉ là về thời gian và công sức”.

Một ví dụ khác là Jack Ma – người sáng lập và Giám đốc điều hành của Alibaba. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Trung Quốc, hai lần trượt trong kỳ thi tuyển sinh đại học trước khi được nhận vào Học viện Sư phạm Hàng Châu. Sau khi tốt nghiệp, Jack Ma đã apply “hàng tá” công việc và bị từ chối hết lần này đến lần khác.

Cuối cùng ông trở thành giáo viên tiếng Anh kiếm được 12 đô la một tháng và phải di chuyển đến Hoa Kỳ như một phần của công việc. Đây là nơi ông đã khám phá ra Internet, sau đó thành lập hai công ty Internet nhưng đều thất bại, và thông qua sự kiên trì của mình, ông đã thành lập Công ty cổ phần Alibaba lớn mạnh như hiện giờ.

Seppala viết: “Như câu chuyện của Ma cho thấy, sự tự nhìn nhận của mỗi người sẽ có khả năng quyết định hạnh phúc, tự tin và thành công của họ”. “Nó báo trước liệu bạn sẽ bị nhấn chìm hay có thể phát triển được khi phải đối mặt với những thất bại không thể tránh khỏi”.

“Nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách nhận ra những điều tốt đẹp, rõ ràng chúng ta sẽ không chỉ hạnh phúc hơn, mà còn có óc thực tế hơn. Chúng ta không nên để cuộc sống trôi qua một cách lãng phí với những lời phàn nàn, oán trách, mà hãy thực sự tận hưởng và làm tốt nhất những gì chúng ta có thể”.

Theo Trí Thức Trẻ