Lãnh đạo cũng cần pha chút chất nghệ sĩ

Thế giới kinh doanh đang ngày càng hướng tới một cách tiếp cận cho phép cân bằng giữa giá trị và lợi nhuận. Một các tự nhiên để thực hiện được điều này đó là làm theo quan điểm của một người nghệ sĩ.

Cứ cho là như vậy, nhưng tất cả đều đang phải chiến đầu để mưu sinh. Tuy vậy, cũng có những nghệ sĩ có vẻ ngoài khá giản dị và vẻ ngoài tương đối giản dị và hành động tương đối khiêm nhường, đó chính là các CEO, các luật sư, các nhà môi giới chứng khoán, và các nhà khoa học.

Nhiều người vẫn luôn tin rằng các nghệ sĩ giống như những kẻ lập dị – tập trung một cách say mê vào công việc của họ mà không để ý hoặc để ý rất ít tới tình hình tài chính hay thể chất của chính bản thân họ, và thường làm việc thoải mái hơn khi họ làm việc với tư cách là một người thợ làm việc độc lập hơn là một thành viên cộng tác trong một nhóm.

Nhưng qua cuộc phỏng vấn gần đây với hai doanh nhân tại RISD [Rhode Island School of Design – Trường thiết kế Rhode Island ở Chicago, Hòa Kỳ], có lẽ nhiều người cần phải thay đổi quan điểm của mình.

Dưới đây là ba khám phá mới từ cuộc phỏng vấn với các cộng sự ở RISD.

1. Các nghệ sĩ luôn cộng tác không ngừng nghỉ.

Ví dụ điển hình cho nhận định này chính là việc họ cùng nhau tổ chức những buổi trình diễn, triển lãm có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ.

Trong bối cảnh những show trình diễn solo vẫn rất được ưa chuộng, nhưng các nghệ sĩ vẫn làm việc cùng các nhà quản lý, các nhà tổ chức chương trình, từ người tạo khung nền cho chương trình tới người tạo ánh sáng, các nhà báo để mang tầm nhìn của họ tới cuộc sống. Mỗi buổi biểu diễn nghệ thuật chính là sự phối kết hợp trong một phạm vi nào đó.

                                 

2. Nghệ sĩ là những nhà truyền thông đầy tài năng.

Điểm mấu chốt của công việc làm nghệ thuật đó là truyền đạt một thứ gì đó – một suy nghĩ, một ý tưởng, một cảm xúc, một tầm nhìn. Rõ ràng hơn, nghệ sỹ dùng lời nói để giải thích lối suy nghĩ đằng sau công việc nghệ thuật. Các khán thính giả cùng tham gia vào cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa, được mở rộng chính là điểm cốt lõi cho sự thành công của buổi trình diễn.

3. Các nghệ sĩ học cách học tập cùng nhau.

Có lẽ lý do tại sao các nghệ sỹ cộng tác và hòa đồng rất tốt với nhau đó là vì họ được học tập trong mô hình studio – khoảng mười sinh viên cùng học trong một phòng trong nhiều giờ liên tục. Cùng nhau học tập, làm việc trong một không gian được tự thể hiện bản thân một cách nhiệt tình, họ dần trở nên thân thiết như những người trong gia đình.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây về sự khác biệt về giáo dục tại Brown và RISD, một sinh viên vừa tốt nghiệp ở cả hai học viện đó đã nói: “Ở RISD có rất nhiều thứ bạn có thể học từ bạn học của mình. Brown thường chỉ là nghe và ghi chép”.

Cho dù họ có thừa nhận bản thân họ là những nhà lãnh đạo hay không, thì các nghệ sỹ vẫn thường khiến người khác phải đi theo họ – đó là những trào lưu xã hội mới hoặc thậm chí là bắt chước theo một đoạn hội thoại của họ.

Họ làm được điều đó thông qua những kỹ năng vốn là cố hữu trong công việc của họ như những người truyền cảm hứng chuyên nghiệp. Một số nghệ sĩ có thể hướng nội, một số khác hướng ngoại, nhưng thông qua nghệ thuật, họ hành động như những nhà lãnh đạo sáng tạo, cùng với sự dũng cảm của họ, thể hiện một quan điểm như một sự thật trần trụi.

Chúng ta thấy rằng thế giới kinh doanh đang ngày càng hướng tới một cách tiếp cận cho phép cân bằng giữa giá trị và lợi nhuận. Một các tự nhiên để thực hiện được điều này đó là làm theo quan điểm của một người nghệ sĩ; tính chân thực và sự nguyên vẹn mà các nghệ sỹ mang tới công việc của họ một cách tự nhiên sẽ ngày càng thích đáng hơn.

Theo John Maeda trên Harvard Business Publishing