Một nhà lãnh đạo đích thực phải là một tấm gương cho mọi người noi theo. Thế nhưng, nếu đang trong cương vị lãnh đạo, để được các nhân viên yêu mến và kính trọng, bạn cần phải làm gì?
Speaking Truth to Power (Nói sự thật về quyền lực) là tiêu đề của một câu chuyện được đăng trên bìa tạp chí Nhà kinh tế (Economist) vào ngày mất của nhà văn Alexander Solzhenitsyn (3/8/2008), người đã giành giải thưởng Nobel văn học năm 1970.
Tiêu đề trên thể hiện như một tuyên ngôn phù, là nguồn cảm hứng cho những ai khao khát lãnh đạo.
Chúng ta thường đánh đồng sự lãnh đạo với quyền lực, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng là hoàn cảnh khiến họ làm như vậy.
Thực ra, nó có thể đúng với những vị trí lâu năm có quyền lực, nhưng họ lại không thể trở thành những người lãnh đạo dẫn đầu. Ngược lại, những người không có quyền lực lại phù hợp với vai trò lãnh đạo.
Tại sao lại như vậy? Những người cầm quyền đặt bản thân mình trước người khác là họ đang hành động vì lợi ích của chính mình, trong khi những người không có quyền lực đặt người khác trước bản thân họ để hành động vì sự tốt đẹp của cả nhóm.
Có mức độ hành động vị tha trong cương vị lãnh đạo đích thực, và mặc dù khó để thực hiện điều đó, nhưng nó mang đến xương sống thực sự cho một tổ chức. Dưới đây là 3 cách thực thi khả năng lãnh đạo thực sự:
Thông báo tin xấu
Một nghiên cứu năm 2006 của Vital Smarts/nhóm Concours chỉ ra rằng lý do cơ bản mà các dự án thất bại là vì người ta đã không nói ra sự thực khi họ nhìn thấy mọi thứ đi sai hướng. Đôi khi, mọi người sợ phải phát ngôn bởi vì sự thất bại có thể khiến họ hay sếp của họ trông thật thảm hại. Tuy nhiên, đó mới chính là lúc để báo cáo những sai lầm và do đó chúng có thể được sửa chữa.
Bênh vực cho nhóm
Một lý do khiến các nhà lãnh đạo không được kính trọng bởi vì họ thất bại trong việc bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác. Những người này thường giành lấy thành công của đội và quy trách nhiệm để che giấu sự yếu kém của mình. Còn những lãnh đạo biết tán dương đội của mình trước cấp trên lại được nhân viên yêu mến. Và khi người lãnh đạo dám chịu nhận trách nhiệm cho những việc đã sai, anh ta còn được nhân viên quý mến hơn nữa.
Tạo ra một tương lai công bằng
Làm những việc đúng đắn có thể rất khó, chúng ta chịu những cám dỗ bởi những lời dối trá và chính bản thân. Nhưng nếu một lãnh đạo có trách nhiệm với bản thân và mong đợi điều đó với cả những người khác, hành động với sự liêm trực, mọi việc sẽ trở nên bớt lặt vặt và tăng cảm hứng.
Điều này không chỉ đơn giản là đạo đức, nó còn liên quan đến sự đối xử với đồng nghiệp cùng sự tôn trọng họ và quan điểm của họ, đặc biệt là khi những quan điểm đó xung đột với quan điểm của bạn. Mọi người muốn làm điều đúng đắn, nhưng thậm chí họ còn mong làm được hơn thế khi những người khác cũng đang làm những điều tương tự.
Ba điều gợi ý này không nên bàn đến trong công việc ngoại giao, bởi vì có những lúc phải phát ngôn và có những lúc cần giữ im lặng. Bạn không cần thách thức cấp trên những lúc bạn không đồng tình. Kiểu chỉ trích thường xuyên như vậy sẽ cách ly và giảm bớt tầm ảnh hưởng của bạn. Mọi người sẽ xa lánh bạn vì họ cho rằng bạn là kẻ lập dị. Do đó, khi có một vấn đề thực sự xảy đến với bạn, bạn sẽ bị mọi nguời phớt lờ như một kẻ chống đối với nhóm.
Những nhà lãnh đạo cũng là con người chứ không phải là những vị thánh, vì thế họ cũng không tránh khỏi mắc lỗi. Nhưng những nhà lãnh đạo chân chính thừa nhận lỗi của họ và tìm cách sửa chữa sai lầm sao cho tốt hơn. Sự tự nhận thức của họ là sự thực nhức nhối; nhưng họ biết những điểm yếu của cá nhân mình. Qua thời gian, những gì họ làm sẽ trở thành một tấm gương cho mọi người noi theo.
Bài viết của John Baldoni đăng trên mục Discussion Leaders, tạp chí Harvard Business Online – theo Tuần Việt Nam